Truy cập hiện tại

Đang có 55 khách và không thành viên đang online

Giới thiệu sách: “Một số vấn đề về nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương; lịch sử ban, ngành, đoàn thể”

(TGAG)- Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức thống nhất, chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở. Lịch sử của mỗi Đảng bộ địa phương là một bộ phận cấu thành nên lịch sử toàn Đảng. Mỗi công trình lịch sử Đảng bộ sẽ làm phong phú thêm lịch sử toàn Đảng, giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, bồi dưỡng tình cảm cách mạng và lòng yêu nước cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong sự nghiệp đổi mới.
 

Để tạo sự thống nhất những vấn đề có tính nguyên tắc về nội dung, phương pháp và quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch sử Đảng bộ địa phương; lịch sử ban, ngành, đoàn thể, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, Viện Lịch sử Đảng – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản cuốn sách “Một số vấn đề về nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương; lịch sử ban, ngành, đoàn thể”, dày 252 trang, khổ 13x19 cm, do Nhà xuất bản Lý luận Chính trị phát hành năm 2017.

Đây là cuốn sách đề cập đến những vấn đề cơ bản trong quá trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch sử Đảng bộ địa phương trong cả nước. Nội dung sách bao gồm 10 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Khái quát về quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch sử Đảng bộ địa phương; lịch sử ban, ngành, đoàn thể.
Chuyên đề 2: Xây dựng thuyết minh, kế hoạch nghiên cứu một công trình lịch sử Đảng bộ địa phương; lịch sử ban, ngành, đoàn thể.
Chuyên đề 3: Công tác sưu tầm, xử lý tư liệu phục vụ nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương; lịch sử ban, ngành, đoàn thể.
Chuyên đề 4: Phương pháp xây dựng đề cương một công trình lịch sử Đảng bộ địa phương; lịch sử ban, ngành, đoàn thể.
Chuyên đề 5: Phương pháp biên soạn một công trình lịch sử Đảng bộ địa phương; lịch sử ban, ngành, đoàn thể.
Chuyên đề 6: Phương pháp viết biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ địa phương; lịch sử ban, ngành, đoàn thể.
Chuyên đề 7: Mấy vấn đề về viết tiểu sử, hồi ký cách mạng.
Chuyên đề 8: Quy trình thẩm định một công trình lịch sử Đảng bộ địa phương; lịch sử ban, ngành, đoàn thể.
Chuyên đề 9: Một số vấn đề về thủ tục in ấn, xuất bản và phát hành một công trình lịch sử Đảng bộ địa phương; lịch sử ban, ngành, đoàn thể.
Chuyên đề 10: Công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bộ địa phương.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách đến bạn đọc !

Phòng LLCT & LSĐ


Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
39916549